Phân loại theo chủ thể nhận hàng:
- Vận đơn theo lệnh (Order bills of lading): Đây là loại vận đơn phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.
- Vận đơn đích danh (Straight bills of lading): Là loại vận đơn có ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, emai,…của người nhận hàng và chỉ người này mới có quyền nhận hàng khi xuất trình vận đơn hợp lệ.
- Vận đơn vô danh (Bearer bills of lading): Là vận đơn cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Đây được xem như một loại vận đơn theo lệnh nhưng không ghi theo lệnh của ai. Hiểu một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai.
Ngoài cách phân loại theo khả năng chuyển nhượng trên, tùy theo mục đích cụ thể mà vận đơn còn có thể chia thành các loại như sau:
Phân loại theo tình trạng nhận hàng:
- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Vận đơn này được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu, có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên
- Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Vận đơn này được cấp sau khi hàng hóa đã xếp sẵn sàng đâu đó lên tàu.
Phân loại theo tình trạng vận đơn:
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Hay còn gọi là vận đơn bẩn, tức có ghi chú rõ về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì như bao bị rách, hàng có dấu hiệu bi ẩm mốc, hư hại,…
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Hay còn được gọi là vận đơn sạch, không có ghi chú về khiếm khuyết, hư hại trước đó của hàng hóa, bao bì.
Phân loại theo việc xuất trình vận đơn:
- Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn mà người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O)
- Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Là vận đơn mà người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc vì đã có điện giao hàng
- Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Theo đó, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local Charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O mà không cần nộp Bill gốc.
Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn:
- House bill là gì? Vận đơn nhà (House Bill of Lading – HBL): Là loại vận đơn do Công ty giao nhận vận tải phát hành. Thông thường, người gửi và nhận hàng là chủ hàng (tức Công ty xuất nhập khẩu)
- Vận đơn chủ (Master Bill of Lading – MBL): Là vận đơn do hãng tàu phát hành. Theo đó, người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay Công ty giao nhận (hoặc đại lý).
Một số loại vận đơn khác:
- Seaway bill: Thực chất đây là giấy gửi hàng và không có chức năng làm chứng từ sở hữu như B/L
- Combined Bill of Lading: Vận đơn liên hợp là loại vận đơn sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận tải từ điểm khởi hành đến điểm đích bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau. Trong đó, thường có 1 chặng tàu biển như tàu biển + xe tải. Loại này tương tự như vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L hay Intermodal B/L)
- Switch Bill of Lading: Là vận đơn 3 bên, có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên. Trong đó, người mua và người bán cuối cùng sẽ không biết nhau mà thông qua 1 bên trung gian ở giữa.