17/01/2023

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia

Việt Nam thuộc khối ASEAN nên nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có được nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vào các thị trường Đông Nam Á nói chung và thị trường Malaysia nói riêng cả về ưu đãi thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu. 

1. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia

* Hồ sơ hải quan xuất khẩu sang Malaysia thông thường bao gồm :

- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần)

- Chứng nhận mã số thuế (nếu lần đầu xuất khẩu)

- Hợp đồng thương mại

- Packing list

- Biên bản bàn giao container

* Shipping mark :

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

* Chứng nhận xuất xứ :

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

* Thuế suất 

Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,…

Trước tiên bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hoá đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hoá chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn.  

2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia 

- Người xuất khẩu chuẩn bị hàng

- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Hợp đồng, Danh sách đóng gói, Chứng nhận kiểm dịch động hoặc thực vật đối với các sản phẩm có nguồn gốc động thực vật, Chứng nhận kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm mà nước sở tại yêu cầu và các chứng nhận khác do người mua hàng yêu cầu ( ví dụ: Chứng nhận Halal,…)

- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.

- Vận chuyển hàng ra sân bay hoặc cảng biển..

- Nếu đi bằng đường hàng không từ sân bay đến sân bay mất khoảng 2-3 tiếng, từ cảng đến cảng mất 3-4 ngày ( cảng Port Klang, Tanjung Pelepas) hoặc 6-12 ngày cho các cảng chính còn lại của Malaysia.

- Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ dùng các chứng từ ở trên mà người xuất khẩu đã chuẩn bị sẵn để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

- Sau khi hàng hóa được thông quan nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ sắp xếp phương tiện vận chuyển hàng về kho.

3. Những mặt hàng Nhat Minh Logistics thường xuyên nhận xuất khẩu sang Malaysia cho khách hàng gồm :

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

- Kim loại thường khác và sản phẩm

- Máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng

- Hóa chất

- Sản phẩm từ sắt, thép

- Chất dẻo nguyên liệu

- Cao su

- Giày dép các loại

- Phương tiện vận tải và phụ tùng

- Hàng dệt may

- Cà phê

- Gỗ và sản phẩm từ gỗ

- Hàng thủy sản

Lựa chọn đơn vị chuyển hàng đi Malaysia uy tín

Bên cạnh việc nắm rõ các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa tại Malaysia, bạn cũng cần chọn đúng công ty nhận chuyển hàng đi Malaysia uy tín nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận nguyên vẹn, nhanh chóng.

Nhat Minh Logistics đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế nói chung và gửi hàng đi Malaysia nói riêng nhận được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng. Liên hệ với hotline 097 3256080 để được tư vấn chi tiết.

Hy vọng với những thông tin về các thủ tục và quy định đối với hàng nhập khẩu vào Malaysia nêu trên sẽ giúp cho cá nhân hay doanh nghiệp nắm được cách chuyển hàng đi Malaysia chính xác nhất.

Viết bình luận:
icon icon icon icon